Translate

20 thg 5, 2015

Dùng Kháng Sinh Thay Phẫu Thuật Trong Chữa Trị Viêm Ruột Thừa

Gina Colata
Liem Nguyen lược dịch theo The New York Times

(Đăng lại xin trích dẫn nguồn: http://drliemnguyen.blogspot.com/2015/05/dung-khang-sinh-thay-phau-thuat-trong.html)

Mỗi năm trung bình ở Mỹ có khoảng 300.000 ca phẫu thuật cấp cứu để chữa chứng đau viêm ruột thừa. Chúng ta thường nghĩ là nếu khúc ruột thừa bị viêm không được cắt bỏ ngay, nó sẽ vỡ ra, và hậu quả là bệnh nhân có thể tử vong.

Nhưng nay thì các bác sĩ có thêm một chọn lựa: đó là dùng thuốc kháng sinh.

Năm công trình nghiên cứu với qui mô nhỏ ở châu Âu trên khoảng 1.000 bệnh nhân cho thấy kháng sinh có tác dụng tốt với một số bệnh nhân viêm ruột thừa. Khoảng 70% bệnh nhân dùng kháng sinh hoàn toàn bình phục, không cần phẫu thuật nữa. Với những bệnh nhân mà liệu pháp kháng sinh không có tác dụng, tức là sau đó vẫn phải dùng phẫu thuật để cắt bỏ, họ cũng không gặp phải biến chứng nào so với những người được chữa ngay bằng phẫu thuật.
Thuỷ thủ tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh.
"Những nghiên cứu này cho thấy kháng sinh có thể chữa viêm ruột thừa ở nhiều bệnh nhân", bác sỹ David Talan, chuyên khoa cấp cứu và bệnh truyền nhiễm tại Đại học California ở Los Angeles cho biết. "Ít nhất bạn cũng có cơ hội để tránh khỏi phải bị mổ."

17 thg 4, 2015

“Hormone Tình Yêu” Giúp Con Gái Biết Làm Mẹ

Virginia Morell

Liem Nguyen lược dịch theo Science News

(Đăng lại xin trích dẫn nguồn: http://drliemnguyen.blogspot.com/2015/04/hormone-tinh-yeu-giup-con-gai-biet-lam.html)

Giống như nhiều động vật có vú bao gồm cả con người, chuột sơ sinh khóc để thu hút sự chú ý của mẹ. Nhưng không phải tự nhiên mà chuột mẹ cảm nhận được tiếng khóc của con mình mà nó phải học. Một nhóm nghiên cứu vừa tìm ra là hormone oxytocin, nội tiết tố tạo ra sự tin cậy và tình mẫu tử, nắm vai trò then chốt trong việc nhận biết này. Chỉ khi oxytocin đã tác động lên não của chuột cái, nó mới có phản ứng quan tâm và thể hiện tình mẫu tử với đứa con đang khóc.
Hoá học & tình mẫu tử.

"Đây là một nghiên cứu thú vị có thể giúp chúng ta hiểu hơn về một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tự kỷ (autism)," Larry Young, một nhà thần kinh học tại Đại học Emory ở Atlanta, nhận xét như vậy.

Để hiểu được vai trò của oxytocin trong não chuột mẹ, các nhà khoa học tại trường Y thuộc Đại Học New York trước tiên tìm hiểu cách mà chuột cái phản ứng với tiếng khóc của chuột con. Chuột con thường phát ra các âm thanh siêu âm khi chúng bị lạc mẹ, ví dụ như khi chuột mẹ di chuyển con đến tổ mới (Chuột mẹ rất hay thay đổi vị trí tổ để tránh kẻ thù). Các nhà khoa học nhận thấy là những con chuột mẹ sẽ chạy ngay đến với đứa con bị lạc khi nghe thấy tiếng khóc, nhặt nó lên và mang về tổ. Chuột mẹ phản ứng ngay cả với tiếng khóc của chuột con khác, không phải con của nó, hoặc thậm chí với âm thanh ghi âm chuột con khóc. Điều thú vị là những con chuột cái chưa sanh con thì hầu như không quan tâm, chúng hoàn toàn thờ ơ với tiếng kêu khóc của chuột con. Tuy nhiên, nếu những “trinh nữ” này được nuôi chung với chuột mẹ và chuột con, hoặc khi chúng được tiêm oxytocin, chúng sẽ biết cách phản ứng và mang chuột con bị lạc về tổ.

22 thg 12, 2014

Các nhà khoa học tìm ra tại sao con người chỉ có một của quí

Flo Perry

Liem Nguyen lược dịch theo BuzzFeed
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature gần đây đã tìm ra lý do tại sao loài rắn và thằn lằn có tới hai dương vật trong khi loài người chúng ta và các động vật khác chỉ có một.
Rắn có hai cái.
Loài rắn được may mắn như thế là bởi vì bộ phận sinh dục của chúng phát triển từ các tế bào nằm gần chân, hay từ nơi mà các chi của chúng được tạo ra trong quá trình phát triển của bào thai. Trong khi đó, con người và các loài khác chỉ có một dương vật là bởi vì bộ phận sinh dục của những loài này phát triển từ các tế bào gần đuôi, hay từ nơi mà đuôi được phát triển.
Vì vậy, việc người ta hay nói đùa rằng dương vật là “cái chân thứ ba” của của ai đó là  không chính xác đâu nhé, mà phải gọi là cái đuôi mới đúng.
Ở tất cả các loài, bộ phận sinh dục được phát triển từ một vùng trên phôi gọi là lỗ huyệt (cloaca). Vị trí của lỗ huyệt này quyết định một con vật sẽ được may mắn có hai hay chỉ một dương vật.

13 thg 12, 2014

Thế Giới Bí Ẩn Của ... Bia

Chris Baraniuk

Liem Nguyen lược dịch theo BBC

Bia là một thức uống quen thuộc với chúng ta trong hàng ngàn năm qua. Nhưng khoa học đã ảnh hưởng thế nào lên một cốc bia mà ta uống mỗi ngày? Chris Baraniuk khám phá thế giới của những loại nấm men bí mật, của những loại bia và chai bia thật kỳ thú.                                                                
Thế giới muôn màu của bia

31 thg 7, 2014

Giải Mã Trình Tự Nước Mỹ: Câu Chuyện Về Một Thành Phố Làm Vật Thí Nghiệm Cho Khoa Học

Amanda Wilson
Liêm Nguyễn lược dịch theo Pacific Standard

 
Nền kinh tế mới của Mỹ với ba muỗng canh máu, một thẻ quà tặng Walmart, và DNA của cả một thị trấn từng sống bằng nghề dệt may. 

Trong nhiều phương diện, người dân Kannapolis ở Bắc Carolina là những kẻ may mắn.

Mười một năm trước, cộng đồng cư trú ở khu vực cách Charlotte khoảng 25 dặm về hướng Tây Bắc này là nơi có tỷ lệ mất việc làm nhiều nhất trong lịch sử Bắc Carolina. Chỉ trong một ngày, khoảng 4300 dân địa phương – tức gần một phần mười dân số của cả thị trấn - bị mất việc làm khi nhà máy dệt ở ngay trung tâm thị trấn bị đóng cửa.

Các quan chức của bang so sánh sự kiện này như một thảm họa tự nhiên. Vì cho đến thời điểm đó, cuộc sống ở Kannapolis xoay quanh nhà máy dệt này. Giao thông trong thị chấn thay đổi trong khoảng thời gian 7:00 giờ sáng và 3:00 giờ chiều khi công nhân của nhà máy từ khắp nơi trong thành phố đi làm hoặc tan sở về nhà. Và nền kinh tế địa phương dựa trên mức lương ổn định của các công nhân làm những công việc tay chân nặng nhọc. 

30 thg 7, 2014

Google X và Dự Án Đầy Tham Vọng Về Sức Khỏe Con Người

Jocelyn Kaiser
Liêm Nguyễn lược dịch theo Science News


Google thực hiện một nghiên cứu lớn về sức khỏe con người
Một bộ phận nghiên cứu bí mật của Google có tên là Google X đang tiến hành một bước đột phá vĩ đại trong nghiên cứu y học, với mục tiêu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hồi tuần trước, công ty có trụ sở tại Mountain View ở California này tiết lộ việc khởi động một dự án có tên là Baseline Study (Nghiên cứu Thiết lập Đường Chuẩn). Dự án này sẽ được thực hiện trên hàng ngàn người tình nguyện, trong đó các phân tích hóa sinh, proteins, đột biến di truyền, và các số đo khác sẽ được thực hiện trong mối tương quan với tình trạng sức khoẻ của họ.

23 thg 7, 2014

Chó Cũng Biết Ghen Tức Như Con Người

Virginia Morell
Liêm Nguyễn dịch theo Science 


Nhiều người nuôi chó luôn có cảm giác là con chó cưng của họ biết ghen tức, nhất là khi người chủ tỏ ra quan tâm đến những con chó khác. Giờ thì các nhà khoa học đã xác nhận những cảm giác đó là hoàn toàn đúng. Chó cũng biết bực bội, cay đắng, và thù ghét như một đứa trẻ khi đang ghen tức - ngay cả khi đối thủ chỉ là một con chó giả nhồi bông.

22 thg 7, 2014

Phát Hiện Thú Vị Về Các Loài Vi Khuẩn Ăn Điện

Catherine Brahic
Liêm Nguyễn lược dịch theo New Scientist


Không giống bất kỳ dạng sự sống nào được biết trên trái đất, những vi khuẩn đặc biệt này sử dụng năng lượng ở dạng tinh sơ nhất - chúng ăn và thở các điện tử (electron) - và chúng có mặt ở khắp mọi nơi.


Nếu ta cắm một điện cực vào đất rồi bơm điện tử xuống, các tế bào sống ăn điện này sẽ ngay lập tức kéo đến. Chúng ta đã biết là vi khuẩn có thể sống bằng nhiều nguồn năng lượng khác nhau, nhưng chưa hề nghĩ đến dạng thức ăn kỳ lạ này. Hãy liên tưởng đến con quái vật sống bằng điện mà nhà khoa học Frankenstein trong tiểu thuyết giả tưởng của Mary Wollstonecraft Shelley tạo ra (xem video ở mục Vai Trò Của Điện Với Sự Sống ở dưới), chỉ khác là những "vi khuẩn điện" này hoàn toàn có thực chứ không phải chuyện tưởng tượng, và chúng có mặt ở khắp mọi nơi.

1 thg 7, 2014

Cùng Xem World Cup với Các Nhà Khoa Học Đức

Tường thuật của Eli Kintisch từ Potsdam - Đức
Liêm Nguyễn lược dịch từ Science


Andre Schuerrle đã cứu nhiều fan Đức khỏi đứng tim
Nước Đức đang lên cơn điên loạn vì World Cup, sau trận thắng đêm hôm qua giúp đội Đức tiến sâu vào vòng tứ kết của giải đấu. Mời bạn cùng xem World Cup với những nhà khoa học địa lý hàng đầu của quốc gia này. Sau đây là những hình ảnh nổi bật:

7 thg 6, 2014

Chúng Ta Sẽ Ra Sao Khi Thuốc Kháng Sinh Không Còn Tác Dụng Diệt Khuẩn ?

David Longtin và Henry I. Miller
Liêm Nguyễn lược dịch theo Forbes


Ngày nay việc chữa trị các loại bệnh nhiễm khuẩn đã trở nên quá dễ dàng, chính là nhờ có các loại thuốc kháng sinh (antibiotics), được khám phá trong thời gian ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt một thời gian dài trước đó, các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh than, dịch hạch, sốt rét, dịch tả...luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng các nguyên nhân gây chết người. Ngay cả những nhiễm trùng nhẹ ở da, phổi hay các cơ quan khác khi không có thuốc kháng sinh cũng có thể nhanh chóng biến chứng để trở thành nhiễm trùng máu và gây chết người. Cũng giống như với các bệnh ung thư ngày nay, ở các thế kỷ trước nếu bác sỹ nói với bạn là bạn bị lao thì đúng là "Chúa gọi". Chỉ còn việc là ngồi làm thơ và chờ chết.

5 thg 6, 2014

Richard Hanson – Cha đẻ của Siêu Chuột “Mighty Mouse” Qua Đời

Richard Hanson (1935-2014) là một nhà sinh hoá nổi tiếng thuộc Trường đại học y khoa tại Case Western Reserve University. Ông bắt đầu nghiên cứu khoa học tại Temple University rồi chuyển đến Cleveland vào năm 1978 để nhận chức trưởng Bộ môn sinh hoá tại Case. Cùng với những nhà sinh hoá lỗi lạc cùng thời tại Case như Merton Utter và Harland Wood, Richard Hanson trở nên nổi tiếng với những nghiên cứu về quá trình biến dưỡng glucose. Ông dành cả cuộc đời chỉ để nghiên cứu một enzyme, phosphoenolpyruvate carboxy kinase, thường gọi tằt là PEPCK.

4 thg 6, 2014

Vì Sao Việt Nam Không Xuất Được Gạo Chất Lượng Cao?


Liêm Nguyễn lược dịch theo The Diplomat


Một buổi sáng mùa đông gió nhẹ ở một vùng quê gần Hội An. Tôi khom lưng cắm từng bó mạ xanh mướt vào mảnh đất bùn đặc dùng để trồng lúa. Tôi đang học trồng lúa theo cách truyền thống, một phương thức được sử dụng phổ biến trước khi máy móc nông nghiệp ra đời, nhưng hiện vẫn đang được dùng rộng rãi trong nhiều tỉnh ở Việt Nam.